Kế hoạch chuyên môn năm học 2018- 2019

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯMGAR CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TRẦN CAO VÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số ….. /KH- CM
Ea Tar, ngày 24 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2018 – 2019

Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018- 2019 cấp tiểu học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư M’gar tại công văn số 80/HD-PGDĐT, ngày 01/10/2018;
Căn cứ kế hoạch hoạch số …./KH- TH ngày … tháng … năm 2018 của trường tiểu học Trần Cao Vân về phương hướng nhiệm vụ năm học 2018- 2019;
Trường tiểu học Trần Cao Vân xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2018 – 2019 với các nhiệm vụ, biện pháp và chỉ tiêu thực hiện cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.

1. Tình hình nhà trường đầu năm:
1. 1.Về học sinh :
stt Khối Số lớp TS học sinh Nữ Dân tộc Nữ dân tộc
1 1 4 71 33 70 32
2 2 4 86 38 86 38
3 3 3 58 33 57 33
4 4 3 60 22 60 29
5 5 3 67 35 67 35
Tổng 17 342 161 340 160

1. 2.Về đội ngũ :
Nhân sự năm học 2018 – 2019 là 30 người (theo biên chế 2018-2019)
– Tình hình nhân sự hiện có: 30 người, trong đó : BGH: 02, GV: 23, TPT: 01, NV: 03; Bảo vệ: 01;
Các danh hiệu thi đua trong năm học 2017-2018:
– Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở : 02; ( Đạt 6,6%)
– Lao động tiên tiến: 28 ( đạt 93,4 %)
– Hoàn thành nhiệm vụ: 02 ( 6,6%)
2.Thuận lợi, khó khăn:
a.Thuận lợi:
– Được sự quan tâm chỉ đạo của Ngành giáo dục Đào tạo huyện CưMgar và Chính quyền địa phương, sự phối hợp tốt của CMHS.
– Đội ngũ đa số là GV nhiệt tình, có tâm huyến đối với sự nghiệp giáo dục.
b.Khó khăn:
– CSVC một số phòng chức năng chưa được đầu tư đầy đủ.
– Một số giáo viên trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông trong dạy học.
– Trường có 2 phân hiệu, một số em lớn phải giúp bố mẹ trong ngày mùa, đường đi lại khó khăn.
II. MỤC TIÊU CHUNG:
Năm học 2018 – 2019 giáo dục tiểu học tiếp tục triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tập trung xây dựng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; phòng chống bạo lực học đường; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học. Quan tâm phát triển phẩm chất năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng trường.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Chú trọng đổi mới công tác quản lí trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí; tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường; gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục; khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lí trong trường tiểu học.
Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học ngoại ngữ, tin học theo chương trình mới.
Nâng cao về số lượng và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo. Khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Công tác số lượng:
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Đảm bảo tỉ lệ chuyên cần hàng ngày trên 97%;
+ Không có học sinh bỏ học.
– Công tác quản lý dạy và học.
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, giáo giáo viên chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí đảm bảo yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 và Công văn số 5131/SGDĐT- GDTrH ngày 01/11/2017 nhằm phát triển năng lực học sinh.
– Dạy tiếng Việt Công nghệ giáo dục: Dạy tiếng Việt 1 – CNGD: 4 GV lớp 1, tham gia dự giờ; xem đĩa dạy mẫu; đọc kĩ và dạy đúng thiết kế.
Triển khai thực hiện việc tổ chức dạy học Tài liệu địa phương Đắk Lắk theo Quyết định số 558/QĐ-SGDĐT ngày 08/8/2018 về việc hướng dẫn dạy – học bộ Tài liệu dạy – học địa phương tỉnh Đắk Lắk; thực hiện tích hợp, lồng ghép các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong một số môn học và hoạt động giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc Công văn số 147/PGDĐT ngày 13/9/2018 về tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm năm học 2018 – 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học:
Tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau.
Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí nhà trường. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
3.Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh, Tin học:
a/ Dạy học tiếng Anh:
– Triển khai dạy học Tiếng Anh theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
b/Dạy học Tin học
Tiếp tục tổ chức dạy học môn Tin học các lớp 3, 4, 5 theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 3031/BGDĐT-GDTH ngày 17/7/2017 của Bộ GDĐT.
c/Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số:
d/. Đối với trẻ khuyết tật:
Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật. Tích cực tham mưu với cấp trên thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Tùy theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân hoặc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp. Thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh khuyết tật và trẻ có khó khăn về học theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Toàn trường có 05 học sinh khuyết tật có đủ hồ sơ. Thực hiện đầy đủ hồ sơ quản lý công tác giáo dục hòa nhập theo quy định.
Tiếp tục thực hiện Công văn 8980/BDGĐT-GDTH ngày 17/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn nội dung phương pháp đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
e/. Đối với học sinh dân tộc thiểu số:
Tiếp tục triển khai Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Giáo viên chủ động trong việc điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học ở một số môn học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh. Tăng cường tiếng Việt cho HSDT bằng nhiều hình thức.
g/Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Xây dựng kế hoạch cụ thể để chuyển hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe,… Tăng cường tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Giáo dục kĩ năng sống theo Công văn số 942/SGDĐT-GDTH ngày 21/9/2015 về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; tiếp tục thực hiện giáo dục an toàn giao thông (ATGT), văn hóa giao thông cho học sinh tiểu học.
h/Chỉ đạo dạy và học:
Xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo dạy đủ các môn bắt buộc quy định theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT; tăng cường dạy tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các môn học để đảm bảo phát triển toàn diện cho học sinh.
Giáo viên căn cứ vào tình hình học sinh của lớp mình, xây dựng kế hoạch giảng dạy đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định.
Giáo viện dạy học phải gây được nguồn cảm hứng, hướng thú cho học sinh khi đến lớp.
Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh các vùng miền, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, phát hiện, lược bớt những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học; tinh giảm các nội dung quá khó, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Thực hiện nghiêm túc bàn giao chất lượng giáo dục, không để học sinh “ngồi sai lớp”, không để học sinh bỏ học; không tổ chức thi học sinh giỏi; không giao chỉ tiêu học sinh tham gia các cuộc thi khác.
– Bài soạn:
+ 100% giáo viên sọan giáo án trước lúc lên lớp, trong đó có 100% giáo viên soạn bằng máy.
+ 100% giáo viên soạn giảng theo PPCT của Bộ giáo dục, tích hợp, lồng ghép các nội dung: Giáo dục môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, giáo dục về ATGT, kiến thức liên môn, giáo án theo hướng nghiên cứu bài học … vào các môn học theo quy định của ngành.
+ 100% giáo viên thực hiện tốt việc giảm tải theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục.
– Quy định chuyên môn: Đầu năm học chuyên môn lập kế hoạch và đua ra một số quy định chuyên môn .
– Kiểm tra đột xuất: Hàng ngày các thành viên lãnh đạo nhà trường kiểm tra giáo án giáo viên trước lúc lên lớp nhằm tránh tình trạng giáo viên dạy chay, dạy không có giáo án.
– Kiểm tra định kỳ: Hàng tháng, theo quy định toàn thể giáo viên nộp hồ sơ giáo án, sổ sách ngày 18, tổ, khối trưởng kiểm tra, đánh giá, nhận xét và căn cứ để xếp loại thi đua giáo viên hàng tháng.
– Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (có kế hoạch cụ thể kèm theo)
– 100% thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
– Dạy học theo chuẩn KT-KN:
– 100% thực hiện tốt việc dạy hoc theo chuẩn kiến thức – Kỹ năng theo quy định của Bộ giáo dục.
– Thiết kế bài dạy: bám sát chuẩn KTKN, nắm chắc trọng tâm và hướng dẫn thực hiện để thiết kế bài giảng đảm bảo các yêu cầu cơ bản, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, khiến giờ dạy quá tải, nặng nề, không kịp thời gian. Kiểm tra đánh giá HS đúng tinh thần đổi mới, đảm bảo tính khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống và vừa sức, động viên, khích lệ kịp thời.
– Cần phân loại đối với từng đối tượng HS trong một lớp và giữa các lớp để từ đó lựa chọn phương pháp dạy phù hợp. Cần nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các môn học để từ đó có sự đầu tư¬ thích đáng, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với đặc thù môn học.
– HS chăm chỉ học tập. Học đến đâu ôn ngay đến đấy. Đặc biệt là sau mỗi bài học, xác định được kiến thức cơ bản và trọng tâm. Hình thành được những sợi dây liên kết các kiến thức đã học .
– Giáo viên hướng dẫn HS vừa học vừa ôn tập. GV hệ thống lại các kiến thức đã học để HS dễ nhớ phải làm chủ được kiến thức, có cách nhìn tổng quát các dạng bài tập, ra bài tập từ dễ đến khó giúp các em dần yêu thích với bộ môn và có kĩ năng xử lí nhanh các tình huống trên lớp. Giảng dạy phải nhiệt tình, tỉ mỉ, có phương pháp, kinh nghiệm, thường xuyên kiểm tra có hệ thống
– Thực hiện phương châm: Dạy chuẩn, chắc, sâu kiến thức SGK; Dạy 1 luyện 10; Ôn kiến thức kết hợp với luyện kĩ năng; Chú trọng cho HS ghi nhớ học thuộc các tóm tắt kiến thức sau bài học; Coi trọng phương pháp giảng dạy luyện tập và thực hành trong luyện tập.
– Giảng dạy tích hợp, lồng ghép, giáo dục địa phương, giáo dục quốc phòng,..:
100% giáo viên tham gia dạy tích hợp, lồng ghép, giáo dục địa phương,….
– Kiểm tra hồ sơ giáo án định kì và đột xuất để có giải pháp nhắc nhở giáo viên điều chỉnh hợp lí, kịp thời việc soạn giảng các nội dung tích hợp.
– Lên kế hoạch dự giờ hàng tháng và dự giờ đột xuất giáo viên nhằm kiểm tra việc dạy học tích hợp, lồng ghép, giáo dục địa phương.
– Tổ chức các hoạt động ngoại khóa kết hợp trong HĐNGLL, tổ chức các chuyên đề mang tính thực tiễn để giáo dục kĩ năng cho các em một cách toàn diện, gắn lí thuyết với thực tiễn
– Tiếp tục thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục: tích hợp giáo dục , tư tưởng, đạo đứcphong cách Hồ Chí Minh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo,… theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
– Kiểm tra đánh giá: (Giáo viên và học sinh)
Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016, sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học, ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Thông tư 22).
– Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu: đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
– Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra theo ma trận, và theo định hướng mới. Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường.
-Tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kĩ thuật, kĩ năng ra đề, soạn đáp án và hướng dẫn chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc biên soạn đề kiểm tra theo hướng tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng, đảm bảo mức độ nhận biết.
– Sử dụng đồ dùng dạy học:
100% giáo viên mượn và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, mượn có ký sổ và đăng ký tại lịch báo giảng.

– Thiết bị ghi chép đầy đủ việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên, đối chiếu với việc giáo viên đăng ký tại “sổ kế hoạch giảng dạy”, tổng hợp báo cáo BGH hàng tháng, học kỳ và cuối năm học.
– Hàng tháng BGH theo dõi, kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên tại hồ sơ theo dõi của thiết bị.
– Kiểm tra kế hoach giảng dạy của giáo viên tại “sổ kế hoạch giảng dạy”, đối chiếu việc mượn và sử dụng của giáo viên với quản lí thiết bị và kiểm tra thực tế trên lớp. Đánh giá, nhắc nhở trước giờ giao ban những giáo viên sai phạm để rút kinh nghiệm.
– Đưa tiêu chí thi làm đồ dùng dạy học vào tiêu chí thi đua cuối năm của giáo viên để phong trào làm đồ có gia trị và chất lượng.
– Ứng dụng CNTT ( Có kế hoạch chi tiết kèm theo):
– Giáo viên cần khai thác tài liệu, học liệu, kinh nghiệm dạy học ở các Website của trường, phòng, sở, Bộ, để làm phong phú bài dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học.
– Cải tiến, sử dụng hiệu quả chế độ báo cáo thông tin, quản lý thông tin qua mạng, E-mail nội bộ.
– Phát động phong trào “Mỗi giáo viên xây dựng một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin”, tạo mọi điều kiện, động viên và khuyến khích giáo viên soạn bài trên máy tính, bài trình chiếu Powerpoint, dạy giáo án điện tử và đưa sản phẩm lên trang Tài nguyên dạy – học trong website của trường nhằm làm giàu trang tài nguyên và chia sẻ với đồng nghiệp.
– Phát động phong trào thi thiết kế bài giảng điện tử cấp trường, cấp huyện.
– Kế hoạch thao giảng:
– 100% giáo viên tham gia theo giảng chào mừng các ngày lễ lớn theo kế hoạch của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể.
– Tổ chuyên môn lên kế hoạch, lập danh sách giáo viên đăng ký và phân công giáo viên tham gia dự giờ. Nếu tổ chức tập trung thì nhà trường thành lập một hội đồng chung và bố trí giáo viên tham gia dự giờ.
– Mỗi giáo viên coi việc học hỏi, dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thành nhiệm vụ tự giác, thường xuyên.
– Sau khi dự giờ tổ chức gióp ý kiến để rút kinh nghiệm và ghi biên bản lưu hồ sơ thi đua.
– Sau mỗi đợt thao giao giảng nhà trường tổ chức tổng kết, đánh giá và đề nghị các tổ chức đoàn thể liên quan khen thưởng kịp thời cho giáo viên đạt kết quả cao.
2/. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
a. Đối với trẻ khuyết tật
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật, Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT, các trường xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật của địa phương; triển khai thực hiện công văn số 1319/SGDĐT-TrTTKT ngày 22 tháng 9 năm 2018 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật năm học 2018 – 2019.
Có đầy đủ hồ sơ quản lý công tác giáo dục hòa nhập.
– Xây dựng mục tiêu cho từng học kỳ, từng năm học, bảo đảm tính liên tục suốt bậc học, đảm bảo tính khả thi, vừa sức, phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh, bao gồm các nội dung cơ bản: Văn hóa, giao tiếp, kỹ năng xã hội, khả năng hòa nhập và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật vận động.
– Trao đổi thường xuyên, trực tiếp với phụ huynh về việc học tập của trẻ , hướng dẫn phụ huynh một số biện pháp giúp trẻ vận. Thực hiện nội quy nhà trường
– Lựa chọn những trò chơi phù hợp cho trẻ cùng tham gia trong các hoạt động bài dạy. Giúp trẻ từng bước tự tin hơn .Ví dụ : sắm vai, tiếp sức , đố bạn …
– Phối hợp với Tổng phụ trách đội và thư viện tổ chức cho trẻ sinh hoạt sao Nhi đồng, thi kể chuyện, tổ chức sinh nhật lớp …Những buổi sinh hoạt như vậy trẻ cảm thấy thoải mái, vui tươi, hòa nhập tốt với bạn bè.
b/ Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
Căn cứ Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành Kế hoạch “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, các trường xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng đông dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; sử dụng hiệu quả Thư viện thân thiện, Thư viện lưu động; tổ chức ngày đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”… cho học sinh dân tộc thiểu số.
– Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS trong các hoạt động dạy tiếng Việt qua các môn học và hoạt động giáo dục; khuyến khích tổ chức các trò chơi học tập; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bài hát bổ trợ học tiếng Việt,…
3/. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu các môn văn hóa – phụ đạo học sinh tiếp thu chậm (có kế hoạch chi tiết):
4/. Thực hiện chuyên đề:
– Các tổ lên kế hoạch thực hiện, dự kiến nội dung các chuyên đề cần triển khai trong năm học, đặc biệt chú ý tổ chức các chuyên đề phân môn tiếng Việt.
– Các tổ cùng thảo luận thống nhất nội dung chuyên đề cần báo cáo, phạm vi báo cáo, hình thức tổ chức, cử nhóm trưởng theo từng bộ môn để chỉ đạo thực hiện nội dung các chuyên đề cần báo cáo.
5/. SKKN – nghiên cứu KHSP ứng dụng:
– Tổ chức cho giáo viên đăng kí nội dung sáng kiến cần làm trong năm học
– Thành lập Hội đồng chấm SKKN cấp trường, tuyển chọn những sáng kiến chất lượng, có tính ứng dụng cao trong giáo dục và đạt giải A cấp trường tham gia dự thi cấp huyện.
– Tham mưu nhà trường động viên khích lệ và khen thưởng xứng đáng cho giáo viên có sáng kiến đạt giải cấp huyện.
6/. Bồi dưỡng thường xuyên:
100% cán bộ giao viên tham gia bồi dưỡng thuờng xuyên nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân, qua đó phục vụ tốt việc dạy và học trong nhà trường.
– Đầu năm học nhà trường lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đến tận các tổ chuyên môn, đến giáo viên toàn trường.
– Giáo viên lập kế hoạch và thực hiện bồi dưởng thường xuyên theo kế hoạch đã đăng ký.
– Ngoài ra còn phân công và khich lệ, động viên giáo viên tham gia bồi dưỡng các lớp ngắn hạn do phòng Giáo dục hoạch các cơ quan cấp trên tổ chức như: bồi dưởng chuyên môn nghiệp vụ bộ môn, học tin học, học tiếng Êđê, …..
7/. Công tác khác:
100% GVCN thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục học sinh. Tham gia vận động học sinh ra lớp.
100% CBGV tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, hội họp, văn hoá TDTT do các tổ chức đoàn thể và cấp trên tổ chức.
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐĂNG KÍ THI ĐUA NĂM HỌC 2018 – 2019:
1. Về học sinh:
a. Về mức độ hoàn thành nội dung các môn học.
STT Khối Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
1 I 71 33 38,3 38 61,7
2 II 86 43 50,0 43 50,0
3 III 58 23 39,6 35 60,4
4 IV 60 20 33,3 40 66,7
5 V 67 24 35,8 43 64,2
TT TC 342 143 41,8 199 58,2
b.Về năng lực:
STT Khối T S Tự phục vụ Hợp tác Tự học giải
quyết vấn đề
Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG
1 I 71 35 36 35 36 35 36
2 II 86 34 52 52 34 34 52
3 III 58 29 29 40 18 22 36
4 IV 60 25 35 25 35 25 35
5 V 67 26 41 26 41 26 41
TT 342 149 193 178 164 142 200
TỈ LỆ 43,5 56,5 52,0 48,0 41,5 58,5

c.Về phẩm chất:
STT Khối TS Chăm học
chăm làm Tự tin
trách nhiệm Trung thực
kỉ luật Đoàn kết
yêu thương
Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG Tốt Đạt CCG
1 I 71 34 37 33 38 33 38 37 34
2 II 86 34 52 40 46 45 41 51 35
3 III 58 22 36 38 20 37 21 46 12
4 IV 60 25 35 27 33 30 30 30 30
5 V 67 26 41 28 39 30 37 30 37
TOÀN TRƯỜNG 342 141 199 166 176 175 167 194 148
Tỉ lệ 41,2 58,8 48,5 41,5 51,1 48,9 56,7 43,3
– Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
– Hoàn thành chương trình lớp học: 342 em đạt 100%;
– Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện 144 em đạt 23,8%.
– Phấn đấu lớp đạt lớp VSCĐ: 7 lớp, đạt 33,3%;
2. Những chỉ tiêu phấn đấu:
+ Cá nhân: – Lao động tiên tiến: 30 đ/c.
– Chiến sĩ thi đua: cấp cơ sở:7đ/c
+ Tập thể: – Công đoàn: Công đoàn cơ sở vững mạnh.
– Đơn vị: Đơn vị văn hóa.
– Liên đội: Liên đội vững mạnh cấp huyện.
– Lớp tiên tiến xuất sắc: 10 lớp; lớp tiên tiến 07; khối tiên tiến 3;
– Đối với tập thể trường: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
V. Những đề xuất:
– Khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời cho GV đạt thành tích cao trong các phong trào, đặc biệt là phong trào chuyên môn (SKKN, DDDH, thi GVGD,..).

Nơi nhận:
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
– Các đoàn thể (phối hợp);
– Tổ CM, VP, GV (thực hiện );
– Lưu: VT.

VI. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

THÁNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC
9 – Hoàn thành báo cáo đầu năm học 2018-2019.
– Tổ chức thao giảng dự giờ giáo viên đầu năm học.
– Đăng kí các chỉ tiêu chuyên môn.
– Ổn định nề nếp lớp. Giáo viên nắm chắc đặc điểm của lớp.
– Đăng kí tổ chức chuyên đề cấp trường.

10 -Thao giảng chào mừng ngày 20/10.
– Phối kết hợp tổ chức hội nghị công chức viên chức
– Tổ chức chuyên đề cấp trường. Thi GVDG cấp trường, đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
– Các tổ trưởng hoàn thiện kế hoạch chuyên môn sau hội nghị CC-VC.
– Tổ chức thi giữa học kì 1 cho học sinh lớp 4,5.
– Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia thi giai điệu tuổi hồng.

11 – Tiếp tục dự giờ thăm lớp ở các khối.
– Tổ chức chuyên đề cấp trường.
– Tổ chức thao giảng chào mừng 20/11.
– Triển khai dự giờ đột xuất một số giáo viên.
– Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
– Tổ chức kiểm tra chuyên đề 2 giáo viên.
– Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phần thi: Lý thuyết.
12 – Tổ chức ôn tập nâng cao chất lượng đại trà.
– Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phần thi: Thực hành.
– Tổ chức dự giờ thao giảng chào mừng 22/12.
– Tổ chức thi học kì 1 theo thông tư 22.
– Tổ chức kiểm tra chuyên đề 2 giáo viên.
– Tổ chức thi: “ Chúng em yêu tiếng Việt cấp trường”. – Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. – Tham gia dự chuyên đề khối thi đua.
01 – Tổ chức Sơ kết và hoàn thành báo cáo học kỳ I năm học 2018-2019.
– Bắt đầu thực hiện chương trình học kỳ II năm học 2018-2019 vào ngày 02/01/2019.
– Ra soát học sinh khó khăn trong học tập và tổ chức phụ đạo.
– Kiểm ra chuyên đề 2 giáo viên.
– Tổ chức dự giờ xếp loại giáo viên toàn trường học kì 2.
– Kiểm tra hồ sơ giáo viên lần 1
02 – Tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh ( nếu có).
– Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1.
– Kiểm tra dạy học tiếng Êđê.
– Kiểm tra chuyên đề 1 giáo viên.
03 – Tổ chức Hội thi chữ viết đẹp cấp trường dành cho giáo viên và học sinh tiểu học.
– Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.
– Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp .
04
– Rà soát lại học sinh khó khăn trong học tập để tập trung phụ đạo.
– Tổ chức cho học sinh lớp 5 đi thăm quan giã ngoại.
– Tổ chức dự giờ thăm lớp, dự giờ đột xuất.
– Kiểm tra hồ sơ giáo viên toàn trường lần 2.
– Phối hợp cùng các trường TH&THCS Đinh Núp thống nhất kế hoạch bàn giao học sinh lớp 5 lên lớp 6.
– Tổ chức bầu chọn giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường.
05 – Trường hoàn thành các báo cáo khác cuối năm.
– Tổ chức kiểm tra cuối năm, bàn giao học sinh lớp 5 lên lớp 6.
– Tổ chức lễ tổng kết năm học bàn giao học sinh cho địa phương vào cuối tháng 5/2019 theo kế hoạch.
– Tổ chức lễ công nhận học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và ra trường dành cho học sinh lớp 5.
– Các trường xây dựng kế hoạch hoạt động hè 2019.

Ea Tar, ngày 23 tháng 10 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG